LỖI THƯỜNG GẶP TRONG BÀI THI IELTS SPEAKING.

Categories:
Page Title

Tri Duc English

Luyện thi IELTS Hải Dương

Dạy offline, online

số 48, Phố Cúc, Khu Ecorivers, Hải tân, Hải Dương.

zalo: 0963.082.184

1.LỖI IM LẶNG TRONG IELTS SPEAKING
Với những người bản ngữ, sự nhẫn nại của họ là rất thấp, vì vậy đừng để giám khảo chờ đợi câu trả lời của bạn quá lâu. Đương nhiên bạn có thể ngập ngừng một đôi giây trước khi nói, hoặc khi tạm ngưng giữa các ý tưởng, nhưng việc im lặng tới quá 5 giây trong thời gian trả lời câu hỏi của mình sẽ khiến điểm số của bạn bị ảnh hưởng không nhỏ.
Luôn luôn có “mẹo” để giúp bạn tranh thủ thêm thời gian suy nghĩ cho mình: hãy trang bị một vài cách mở đầu sau để sử dụng:
-That’s a tough/ difficult question. Let me think for a second/ moment
-That’s a very interesting question. Let me see…
-It’s very difficult to know exactly, but perhaps…
Chú ý không nên lạm dụng những mẫu câu này. Bạn chỉ nên sử dụng chúng tối đa 1-2 lần trong toàn bộ phần thi nói mà thôi.
2. LỖI PHÁT ÂM
Những ý tưởng, luận điểm dù có hay tới đâu cũng sẽ trở nên vô dụng nếu như giám khảo không thể hiểu được những từ ngữ bạn sử dụng. Khả năng phát âm là điều cơ bản đối với giao tiếp bằng lời, vì vậy mà điểm cho kỹ năng này chiếm tới 25% tổng tiêu chí điểm cho bài thi IELTS Speaking. Trước khi tham gia thi IELTS, hãy tìm cơ hội trò chuyện cùng người từ các nước nói tiếng Anh và đề nghị họ cho nhận xét khách quan về phát âm tiếng Anh của bạn. Nếu họ gặp khó khăn trong việc nghe hiểu lời bạn nói, giám khảo cũng sẽ có thể thấy điều tương tự.
3.LẶP LẠI MỘT TỪ VỰNG QUÁ NHIỀU LẦN
Nhiều thí sinh thường lặp lại một từ vựng quá nhiều lần hoặc ‘lấy cắp’ luôn từ vựng từ câu hỏi của giám khảo. Điều này sẽ không được giám khảo đánh giá cao, thậm chí bạn sẽ bị trừ điểm vì vốn từ nghèo nàn của mình. Thay vào đó, để ăn điểm phần ‘Lexical resources’, bạn hãy sử dụng các từ vựng đồng nghĩa (synonyms) nhé..
Example: Do you spend enough time doing outdoor activities?
Thay vì nói
I don’t have enough time to do outdoor activities.
Hãy nói
I don’t have enough time to participate in physical activities. hoặc
My busy schedule limits my participation in physical exercises.
Đáp án A :
Sử dụng từ ‘physical activities’ để thay thế cho từ ‘outdoor activities’ và từ ‘participate’ để thay cho từ ‘do’.
Hoặc bạn có thể kết hợp nhiều kỹ thuật cùng một lúc như đáp án B:
Thay đổi chủ ngữ thành ‘my busy schedule’
Sử dụng từ đồng nghĩa ‘participation’ và ‘physical exercises’

LỖI THƯỜNG GẶP TRONG BÀI THI IELTS SPEAKING.

4. LẶP LẠI CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CỦA CÂU HỎI
Một lỗi sai phổ biến khác của các thí sinh IELTS đó là lặp lại cấu trúc ngữ pháp của câu hỏi. Để tránh tình trạng này, các bạn hãy sử dụng kỹ năng paraphrase lại câu hỏi.
Example: Why people find it hard to get a job after graduating?
Thay vì nói:
People find it hard to get a job because….
Hãy dùng cấu trúc khác:
→ It is not be easy for people to seek a job after graduating because …..

5. HAI LỖI LÀM GIẢM ĐIỂM “Fluency & Coherence”
5.1.Lỗi ừm, ah
Bạn có thể hạn chế lỗi này bằng cách luyện tập thật nhiều để tăng độ trôi chảy hoặc sử dụng các filler Tiếng Anh (xem mục 4.2)

5.2.Thiếu filler
Filler chính là các từ lấp chỗ trống trong Tiếng Anh như: well, you know, like, I mean …. Việc sử dụng filler khi thi nói là điều không thể thiếu để câu trả lời của bạn thêm phần tự nhiên, bởi người bản địa cũng thường xuyên sử dụng các filler trong giao tiếp hàng ngày.
Ví dụ:
What do you think ‘patience’ is?
Well, you know, patience is the ability to stay calm in difficult situations or spend a lot of time and effort to accomplish a task with great care and attention.

6. LẠC ĐỀ TRONG IELTS SPEAKING
Lỗi này cực kỳ nguy hiểm bởi vì điều này thể hiện bạn không hiểu câu hỏi và coi như bạn đã mất điểm câu đó rồi. Vì vậy, nếu không hiểu câu hỏi hoặc nghe chưa rõ, hãy hỏi lại một cách lịch sự kèm theo một nụ cười nhé. Ngoài ra nếu bạn nói nhiều mà không đi vào trọng tâm cũng sẽ không ghi được điểm từ giám khảo. Ví dụ câu dẫn dắt quá dài nhưng phần nội dung chính không có gì đáng chú ý sẽ khiến giám khảo mất hứng thú. Các mẹo sau sẽ giúp bạn tránh lỗi này nhé:
Thứ nhất, bạn phải hiểu câu hỏi để tránh trả lời lạc đề.
Thứ hai, bạn phải thật ý thức mình đang trả lời những nội dung có đúng trọng tâm câu hỏi hay không chứ không cố gắng trả lời dài, lan man. Hãy sử dụng các cụm từ dẫn dắt, nối câu để câu trả lời súc tích. Để thêm điểm, bạn nên lấy ví dụ minh họa câu trả lời của mình.
7.THÌ CỦA ĐỘNG TỪ
Đây cũng là một trong các lỗi các bạn thường gặp. Lỗi này thường là do bạn không nghe rõ câu hỏi, ví dụ câu hỏi tại thì quá khứ đơn nhưng câu trả lời lại toàn trả lời ở hiện tại đơn. Lý do không kiểm soát được câu trả lời và thói quen câu trả lời lúc nào cũng dùng thì hiện tại đơn là nguyên nhân chính gây ra lỗi này.
Chú ý dùng đúng thì (có 4 thì chính thường dùng trong speaking: “Simple Present, Past, Future, Present Perfect”, thi thoảng có thể có thêm Past Continuous, Past Perfect)
Chú ý chia đúng số ít, số nhiều và phải phát âm “s” ra.

8. KHÔNG CÓ NGỮ ĐIỆU
Ngữ điệu (intonation) là các cách lên, xuống giọng, nhấn nhá trong khi bạn nói. Chúng khiến cho lời nói của bạn thêm tự nhiên và lôi cuốn hơn, cũng như khiến người nghe dễ nắm được trọng tâm của câu nói (chúng ta thường nhấn mạnh, hoặc lên giọng khi nói đến những từ khóa).
Kể cả khi bạn phát âm các từ rõ ràng, ngữ điệu đều đều sẽ khiến người nghe khó theo được bạn đang nói tới đâu. Hãy nhớ thay đổi ngữ điệu, âm độ, âm lượng và tốc độ khi nói để luôn giữ được sự chú tâm của người nghe vào những luận điểm quan trọng mà bạn đưa ra.

9. NÓI QUÁ NHIỀU HOẶC QUÁ ÍT
Nếu bạn nói quá ít, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội thể hiện hết khả năng tiếng Anh của mình. Nếu bạn nói quá nhiều, khả năng câu trả lời của bạn bị lê thê, thiếu mạch lạc và đi xa khỏi chủ đề chính sẽ tăng thêm, chưa kể tới việc bạn có thể sẽ mắc nhiều lỗi hơn.
Gợi ý chung cho bạn: 2-4 câu cho mỗi câu hỏi ở Part 1 là vừa đủ. Part 2 của bài thi Speaking đã có sẵn giới hạn thời gian, và bạn nên cố gắng nói từ 3 tới 6 câu đối với mỗi câu hỏi trong Part 3.

10. NÓI CÂU “ I DON’T UNDERSTAND”
Sẽ có rất nhiều cách tốt hơn nhiều để bạn làm rõ nghĩa câu hỏi, vì vậy hãy học chúng ngay thay vì chỉ nói “Tôi không biết”! Bạn có thể đưa ra đề nghị làm rõ câu hỏi một cách trực tiếp, chẳng hạn :“Could you say that again, please?” (Bạn có thể nhắc lại câu hỏi được không?), hoặc kiểm tra xem mình có hiểu đúng câu hỏi không :“Do you mean…?” (Có phải ý bạn là…?) – điều này thể hiện ít nhất bạn vẫn phần nào hiểu câu hỏi.

11. QUÁ LẠM DỤNG TỪ NỐI
Việc đưa các từ nối, hay liên từ (ví dụ: however, for example, on the other hand, first, v.v. ) vào trong câu trả lời sẽ giúp cho các câu nói của chúng ta có liên kết chặt chẽ, logic hơn. Tuy nhiên, nếu mật độ các từ nối này quá dày đặc, bạn cũng có thể sẽ mất điểm.
Việc cố nhồi nhét thật nhiều liên từ sẽ khiến câu trả lời của bạn nghe cứng nhắc như robot, chứ không còn độ tự nhiên – một điều quan trọng trong IELTS Speaking. Thêm vào đó, hãy lưu ý rằng có nhiều liên từ mang tính chất trang trọng và thường được dùng trong văn viết thay vì văn nói, chẳng hạn như: furthermore, moreover hay in addition. Việc đưa chúng vào trong câu trả lời sẽ khiến câu nói của bạn kém tự nhiên.

12. HỌC THUỘC LÒNG CÂU HỎI
Giám khảo đủ kinh nghiệm và tinh tế để nhận ra nếu bạn đang cố bắt chước lại một câu trả lời mẫu mà bạn nhớ hoặc đã học thuộc, và dĩ nhiên họ sẽ trừ điểm của bạn. Các dấu hiệu của câu trả lời được thuộc lòng bao gồm: sử dụng ngôn ngữ “viết văn”, ngữ điệu thiếu tự nhiên, nói nhanh và đều đều như máy, hoặc cố gắng “lái” câu hỏi về những nội dung họ muốn trả lời.
Lượng chủ đề có thể được hỏi trong IELTS Speaking là rất lớn và khả năng “trúng tủ” là rất ít. Vì vậy, sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn luyện nói về thật nhiều các chủ đề đa dạng trước khi tham gia kỳ thi.

Nguồn: Sưu tầm.

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.