Kinh nghiệm đi làm thêm khi du học Úc

Đăng ký học online

Đăng ký học online ngay!

Trung tâm Tiếng Anh Trí Đức – nơi giúp bạn chinh phục mọi mục tiêu tiếng Anh.

Đăng ký ngay

Địa chỉ: 45, Văn Cao, Khu Ecorivers, Hải Tân, Hải Dương

Hotline: 0963.082.184 (zalo)

Du học sinh quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng thường có thiên hướng tìm việc làm thêm trong thời gian đi học.Trước hết, bạn hãy kiểm tra xem visa của bạn có cho phép làm thêm hay không. Nếu được, bạn có thể làm việc lên đến 40h/2 tuần trong khi khóa học diễn ra, và không giới hạn thời gian trong suốt thời gian nghỉ giữa các khóa học

Cách tìm việc làm thêm khi du học ở Úc
Một nguồn thông tin quí báu mà du học sinh Việt Nam có thể trông cậy là kinh nghiệm của các anh chị đi trước. Ngoài ra cũng có một số nguồn khác như tra cứu việc làm ở trang web của trường định học, tìm kiếm ở trang web www.seek.com, hoặc đọc báo (nếu muốn làm việc cho người Việt thì đọc báo của cộng đồng người Việt, còn nếu muốn làm cho người Úc thì đọc báo tiếng Anh, các công việc thường đăng ở trang cuối).
Bên cạnh đó, trường nào cũng có hội sinh viên và dịch vụ giúp đỡ du học sinh tìm việc làm thêm. Khi cần, du học sinh có thể đến các nơi này để được tư vấn miễn phí. Ngoài ra, các trang web của cộng đồng du học sinh cũng là một nguồn mách bảo việc làm đáng tin cậy.
Những điều đáng lưu ý làm thêm khi du học úc
Chính phủ Úc qui định mỗi sinh viên trong thời gian học chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần, riêng trong các kỳ nghỉ có thể làm toàn thời gian. Về thủ tục, sau khi đến Úc, để được làm thêm sinh viên phải xin visa làm việc. 
Tuy nhiên Đỗ Thế Phong tiết lộ: “Nhiều sinh viên thường tranh thủ làm thêm ở chợ Queen Victoria. Buổi sáng, họ có thể làm 2-3 giờ, sau đó đi học, và trước khi về nhà họ lại làm thêm 2-3 giờ… Và vì công việc làm ở chợ, được trả tiền mặt nên Bộ Di trú không thể kiểm tra số giờ làm việc của sinh viên. Cho nên tôi chưa hề thấy ai có vấn đề rắc rối với Bộ Di trú về việc đi làm quá 20 giờ”.
Ngoài ra theo qui định, du học sinh nhận lương qua ngân hàng với mã số thuế. Tuy nhiên, nhiều chủ sử dụng lao động và cả du học sinh đều ít khi ký hợp đồng mà dùng hình thức trả tiền mặt. Do đó, du học sinh sẽ gặp khó khăn vì nếu có tranh cãi về quyền lợi lao động thì khó khiếu nại với nhà chức trách. Hơn nữa ở Úc, nếu đã có tiền lệ vi phạm luật về thuế thì sự nghiệp trong lĩnh vực công hay trong những ngành nghề đòi hỏi tính liêm chính cao sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài những vấn đề như lương bổng, giờ giấc làm việc, điều kiện lao động, du học sinh Việt Nam còn có một vấn đề tế nhị liên quan đến chủ Úc với chủ Việt. Hoàng Minh Trung – sinh viên Đại học Melbourne – có quá trình trải nghiệm qua những công việc bán hoa quả ở chợ cho chủ Úc, làm bồi bàn cho hiệu ăn Trung Quốc, rồi đến cửa hiệu pizza của người Ý và hiện là một quán ăn người Việt: “Các nhà hàng Việt Nam hay Trung Quốc thường trả từ 8,5-9 đô, cùng lắm là 10 đô. Lúc mới học việc chỉ được khoảng 8 đô, sau đó tiền công được tăng thêm chút ít. Trong khi đó, chủ Úc có thể trả tiền mặt từ 12-14 đô. Vì vậy, nếu làm cho chủ người Việt hay Trung Quốc suốt 12 giờ, sinh viên chỉ nhận được 100-120 đô Úc là cùng, trừ nhiều nơi thực khách có thể cho thêm tiền Reward (Tiền thưởng)”.
Đi làm thêm: trường học từ cuộc sống
Hoàng Minh Trung cho rằng lợi ích đầu tiên là kiếm thêm thu nhập nhất định. Cái lợi thứ hai là khả năng tiếp xúc với người bản xứ và cả người tứ xứ, từ đó hiểu được cách suy nghĩ của người nước khác. Tương tự, khả năng giao tiếp về ngôn ngữ, thực hành cũng được cải thiện.
Tuy nhiên, Trung nhìn nhận: “Nếu không phải đi làm, sinh viên Việt Nam học rất giỏi; nhưng vì mỗi tuần phải bỏ sức lao động từ 1-2 ngày, liên tục 12-13 giờ/ngày trong điều kiện làm việc ồn ào hoặc phải mang vác nặng nên sinh viên cảm thấy rất mệt mỏi. Để hồi phục phải mất một ngày. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc học, những hôm sau tôi thường phải dậy rất muộn”.
Anh Tuấn cũng nhận định: “Đã đi làm thì tất nhiên phải chịu ảnh hưởng. Đối với những bạn mới sang, chỉ nên làm từ 1-2 buổi/tuần”.
Đỗ Thu Hà – sinh viên Đại học Victoria – nêu ra khía cạnh thiết thực hơn: “Tôi nghĩ đi làm thêm giải tỏa cho bạn những căng thẳng, khi có quá nhiều bài vở, vì nếu chỉ học không thì cũng không hiệu quả mà nên kết hợp với nhiều hoạt động khác… Thật ra mỗi nơi làm việc tôi cũng học được nhiều điều rất hay mà trước đó tôi không hề biết. Bây giờ làm ở siêu thị bán đồ nội thất, tôi học được cách quản lý công việc để sau này tôi cũng có thể mở một siêu thị… nhỏ chẳng hạn”.

Nguồn: Kynang.edu.vn

 

Du học sinh quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng thường có thiên hướng tìm việc làm thêm trong thời gian đi học.Trước hết, bạn hãy kiểm tra xem visa của bạn có cho phép làm thêm hay không. Nếu được, bạn có thể làm việc lên đến 40h/2 tuần trong khi khóa học diễn ra, và không giới hạn thời gian trong suốt thời gian nghỉ giữa các khóa học. – See more at: http://ats.org.vn/tin-tuc/chia-se-kinh-nghiem-di-lam-them-khi-du-hoc-uc-1717#sthash.2tNCw2Xr.dpuf

Comments

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Gọi ngay! 0963082184